SSOP là gì, tiêu chuẩn SSOP và phân biệt SSOP với GMP và HACCP

SSOP cùng GMP là những điều kiện quan trọng nhất và bắt buộc phải thực hiện với các doanh nghiệp sản xuất ngay cả khi không có chương trình HACCP. Ở các bài viết trước chúng tôi đã cung cấp thông tin về GMP và tiêu chuẩn GMP, với bài viết này hãy cùng tìm hiểu về SSOP là gì, tiêu chuẩn SSOP , phân biệt SSOP với GMP và HACCP!

Khái niệm SSOP là gì?

Khái niệm SSOP

SSOP là viết tắt của bốn từ tiếng anh Sanitation Standard Operating Procedures có nghĩa là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nói ngắn gọn là Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.

Tiêu chuẩn SSOP
Tiêu chuẩn SSOPSSOP là tiêu chuẩn tiên quyết bắt buộc phải thực hiện cùng với GMP ngay cả khi không có chương trình HACCP. SSOP góp phần tăng tính hiệu quả cho chương trình HACCP.

Ví dụ về SSOP

Quy phạm vệ sinh SSOP cho nhà máy sản xuất nước giải khát đóng chai bao gồm: An toàn nước; An toàn nguồn nước đá; Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm; Ngăn ngừa sự nhiễm chéo; Vệ sinh cá nhân; Bảo vệ các sản phẩm tránh các tác nhân lây nhiễm; Sử dụng và bảo quản hóa chất độc hại; Kiểm soát sức khỏe công nhân; Kiểm soát sinh vật gây hại; Kiểm soát chất thải.

Tiêu chuẩn SSOP

Tiêu chuẩn SSOP là danh sách các quy phạm về làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

Nội dung tiêu chuẩn SSOP

Hệ thống lĩnh vực cần xây dựng theo chuẩn SSOP bao gồm:

  • SSOP 1: An toàn của nguồn nước.
  • SSOP 2: An toàn của nước đá.
  • SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
  • SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
  • SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.
  • SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
  • SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
  • SSOP 8: Sức khỏe công nhân.
  • SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.
  • SSOP 10: Chất thải.
  • SSOP 11: Thu hồi sản phẩm.

Tùy vào đặc điểm, tính chất của mỗi cơ sở sản xuất, chế biến riêng sẽ có nội dung của SSOP khác nhau. Có thể kiểm soát toàn bộ 11 lĩnh vực trên hoặc chỉ kiểm soát một số lĩnh vực riêng biệt (ví dụ: cơ sở sản xuất không cần nước đá hoặc không sử dụng hóa chất thì sẽ không có lĩnh vực an toàn của nước đá và sử dụng bảo quản hóa chất).

Nội dung tiêu chuẩn SSOP
Nội dung tiêu chuẩn SSOP

Hình thức của SSOP

Văn bản thể hiện Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh SSOP thường bao gồm:

  1. Các thông tin về hành chính:
    • Tên và địa chỉ công ty
    • Tên mặt hàng, nhóm mặt hàng
    • Số và tên quy phạm tiêu chuẩn vệ sinh
    • Ngày và chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Các thông tin chính:
    • Yêu cầu: Căn cứ vào điều kiện, chủ trương của công ty về chất lượng và các quy định của cơ quan có thẩm quyền khác.
    • Điều kiện hiện tại: Mô tả điều kiện thực tế của công ty (các tài liệu gốc, sơ đồ minh họa nếu có)
    • Các thủ tục cần thực hiện
    • Phân công thực hiện và giám sát: Biểu mẫu giám sát, cách giám sát, phân công người giám sát, tần suất giám sát, thực hiện và ghi chép hành động sửa chữa.

Ví dụ về tiêu chuẩn SSOP

SSOP 1:  An toàn của nguồn nước cho sản xuất đá

  •  Yêu cầu:
    • Đảm bảo nước sử dụng trong sản xuất sản phẩm, làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, vệ sinh công nhân và trong sản xuất đá phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
  • Điều kiện hiện nay của công ty
    • Nguồn nước giếng ngầm có độ sâu 200m. Nước được xử lý hóa và xử lý vi sinh trước khi sử dụng. Hệ thống đường ống cung cấp bằng nhựa, công suất 50 mét khối/h.
    • Hệ thống bơm, xử lý nước, dường ống được vệ sinh và bảo trì thường xuyên.
    • Có hệ thống dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc sự cố.
  • Biện pháp thực hiện:
    • Lấy mẫu nước và nước đá đưa đi phân tích theo đúng kế hoạch của doanh nghiệp và theo quy định của Bộ Y Tế.
    • Thực hiện kế hoạch làm sạch hệ thống cung cấp nước: Thiết bị xử lý nước 1 tháng 1 lần, bể chứa 3 tháng 1 lần.
  • Giám sát và hành động sửa chữa:
    • Giám sát:
      • Nhân viên phụ trách xử lý nước kiểm tra thiết bị và hệ thống nếu phát hiện phải kịp thời báo cáo và sửa chữa.
      • Nhân viên được phân công có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi kết quả phân tích mẫu nước, nếu có vấn đề về an toàn nguồn nước phải báo cáo ngay để khắc phục
      • Nhân viên phải kiểm tra tình trạng sau mỗi lần làm vệ sinh của hệ thống.
    • Hành động sửa chữa:
      • Trong trường hợp phát hiện sự cố, công ty sẽ dừng sản xuất ngay lập tức để xác định thời điểm xảy ra sự cố và giữ lại tất cả sản phẩm được sản xuất trong thời gian có sử dụng nguồn nước cho tới khi phát hiện ra nguyên nhân và sửa chữa đồng thời xét nghiệm sản phẩm nếu cần. Chỉ những sản phẩm đảm bảo chất lượng mới được xuất xưởng.
  • Hồ sơ lưu trữ:
    • Tất cả hồ sơ ghi chép trong quá trình giám sát, kết quả xét nghiệm hoá lý, vi sinh và các biên bản có liên quan về nước và nước đá được lưu trữ.

Phân biệt so sánh GMP và SSOP, HACCP và SSOP

STTTiêu chíSSOPGMPHACCP
1Khái niệmSSOP là viết tắt của Sanitation Standard Operating Procedures có nghĩa là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.GMP là viết tắt của Good Manufacturing Practices có nghĩa là Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.HACCP là viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Poin System có nghĩa là Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn.
2Bản chất vấn đềQuy phạm vệ sinhQuy phạm sản xuấtPhân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn
3Đối tượngĐiều kiện sản xuấtĐiều kiện sản xuấtCác điểm kiểm soát tới hạn
4Vai tròSSOP cùng với GMP kiểm soát các điểm kiểm soát CP, giúp làm tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP, giảm số điểm kiểm soát tới hạn (CCP)Chất lượng sản phản phẩm đảm bảo, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpNâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, khả năng chiêm lĩnh mở rộng thị trường đặc biệt với xuất khẩu
5Nội dungHệ thống lĩnh vực cần xây dựng theo chuẩn SSOP bao gồm:
-SSOP 1: An toàn của nguồn nước.
-SSOP 2: An toàn của nước đá.
-SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
-SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
-SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.
-SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
-SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
-SSOP 8: Sức khỏe công nhân.
-SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.
-SSOP 10: Chất thải.
-SSOP 11: Thu hồi sản phẩm.
Các bước thực hiện GMP

1. Mô tả về yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc một phần sản xuất của công đoạn đó.
2. Nêu rõ lý do thực hiện yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuận đã nêu.
3. Các thao tác,thủ tục được mô tả chính xác và tuân thủ theo công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật.
4. Việc thực hiện và  giám sát GMP được phân công cụ thể.

12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP:
1. Thành lập đội HACCP
2. Mô tả sản phẩm
3. Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm
4. Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ
5. Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ
6.Tiến hành phân tích mối nguy
7. Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
8. Thiết lập các giới hạn tới hạn
9. Thiết lập hệ thống giám sát
10. Đề ra hành động sửa chữa
11.Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ
12. Xây dựng các thủ tục thẩm tra
6Tính pháp lýBắt buộcBắt buộcBắt buộc với thực phẩm nguy cơ cao
7Thời gianTrước HACCPTrước HACCPSau hoặc đồng thời với GMP và SSOP

Bài viết trên cung cấp các thông tin về SSOP, tiêu chuẩn SSOP và sự khác biệt cũng như liên hệ của SSOP với GMP và HACCP. SSOP và GMP là 2 tiêu chuẩn quan trọng và bắt buộc với các doanh nghiệp liên quan góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp. INTECH là đơn vị hàng đầu trong tư vấn thiết kế và thi công phòng sạch. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hoàn thiện hệ thống của bạn!

Chưa có nội dung bạn quan tâm? Hãy giúp chúng tôi cải thiện trang thông tin tại đây.