Năm 2010, Luật an toàn toàn thực phẩm số 55 ra đời và có hiệu lực đã thay thế Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng thực hiện từ năm 2003. Giúp bảo vệ tốt hơn sự an toàn và nâng cao sức khỏe của người dân. Đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, góp phần phát triển kinh tế – xã hôi đất nước. Hãy cùng tìm hiểu về Luật an toàn thực phẩm, Nghị định về luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Luật an toàn thực phẩm
Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Luật an toàn thực phẩm gồm 11 chương, 72 điều quy định về:
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm.
- Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm.
- Kiểm nghiệm thực phẩm.
- Phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
- Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Cơ quan quản lý
Để kiểm tra đánh giá và giám sát thực hiện Luật an toàn thực phẩm và các Nghị định về luật an toàn thực phẩm được giao cho các cơ quan Nhà nước quản lý là:
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Bộ Công thương.
- Bộ y tế.
Nghị định về Luật an toàn thực phẩm
Xuất phát từ thực tế đời sống, có nhiều vấn đề phát sinh, các Nghị định về luật an toàn thực phẩm được ban hành nhằm thắt chặt quá trình quản lý và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Link download: Nghị định 15/2018/NĐ-CP – quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
[pdfviewer width=”100%” height=”849px”]https://intech.vn/wp-content/uploads/2020/04/Nghi-dinh-15-2018-nd-cp.pdf[/pdfviewer]Nghị định 115/2018/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Link download: Nghị định 115/2018/NĐ-CP – quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
[pdfviewer width=”100%” height=”849px”]https://intech.vn/wp-content/uploads/2020/04/115-2018-N%C4%90-CP.pdf[/pdfviewer]Các thông tư của các bộ ngành quy định việc quản lý, trình tự, thủ tục cấp các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Nghị định 15/2018/NĐ-CP là Nghị định về Luật an toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực ngày 02/02/2018, thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Nghị định gồm 13 chương, 44 điều quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật an toàn thực phẩm.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; hoặc cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời đã cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm hàng loạt các thủ tục rườm rà về đăng lý, công bố, kiểm tra chuyên ngành thực phẩm. Chuyển đổi hình thức kiểm tra, quản lý an toàn thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Áp dụng quản lý rủi ro, bắt kịp trình độ của các nước phát triển. Giúp tạo hành lang thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen.
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
- Ghi nhãn thực phẩm.
- Quảng cáo thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.
- Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
- Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Nghị định 115/2018/NĐ-CP là Nghị định về luật an toàn thực phẩm được Thủ tướng chính phủ ban hành ngành 04/09/2018 và có hiệu lực từ ngày 20/10/2018. Nghị định này gồm 4 chương, 39 điều quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Trong Nghị định về luật an toàn thực phẩm Không còn hình thức xử phạt cảnh cáo như trước mà thay vào đó là các mức phạt hành chính cụ thể. Đồng thời các mức phạt cũng tăng lên từ gấp đôi đến gấp bảy lần giá trị của hành hóa vi phạm. Các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm đều có các điều mục quy định hình thức xử phạt cụ thể. Giúp tăng sức răn đe của pháp luật và ý thức của các tổ chức, cá nhân cũng được nâng cao.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 115/2018/NĐ-CP
- Quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm về:
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.
- Quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
Luật an toàn thực phẩm cùng với Nghị định về luật an toàn thực phẩm, đặc biệt là Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã nâng cao công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Tuy nhiên, cần liên tục cập nhật bổ sung Nghị định về luật an toàn thực phẩm để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.
Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về Nghị định về luật an toàn thực phẩm, đặc biệt là Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!