Giới hạn bụi – một trong những chỉ số quan trọng cần nắm trong xây dựng phòng sạch. Với mỗi bộ tiêu chuẩn khác nhau, giới hạn bụi và cách đo không hoàn toàn giống nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, INTECH sẽ chia sẻ đến bạn đọc giới hạn bụi theo tiêu chuẩn 209E.
Tìm hiểu về bụi và giới hạn bụi
Khái niệm bụi
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, thông tư 02/2019/TT-BYT (QCVN 02:2019/BYT) đưa ra:
Bụi được hiểu là những hạt vật chất trong không khí. Việc phân loại bụi phần lớn dựa vào kích thước. Cũng nhờ yếu tố này, người ta chiu bụi ra thành các loại: bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi lắng
- Bụi toàn phần: là loại bụi có đường kính khí động học ≤100μm
- Bụi hô hấp: là loại bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học ≤5μm
- Bụi lắng: loại bụi này được lắng đọng xuống các bề mặt như nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Khi số lượng bụi này lớn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt được.
Các loại bụi này phần lớn phát sinh do hoạt động của con người ngoài ra còn tự sinh ra trong tự nhiên. Cụ thể, các hoạt động hàng ngày của con người, các hoạt động sản xuất, chế tạo, chế biến, khu công nghiệp… thường xuyên gây ra lượng bụi rất lớn mỗi ngày
Tác hại của bụi đến sức khoẻ
Tuỳ thuộc vào mức độ và loại bụi lại tác động và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người:
- Các loại bụi toàn phần, có kích thước trên 10μm, di chuyển vào đường hô hấp sẽ được các tiêm mao, chất nhầy, lông của đường hô hấp giữ lại. Chúng sẽ được loại trừ ra bên ngoài thông qua đường khạc đờm, hắt hơi, gỉ mũi hoặc ho
- Nguy hiểm nhất là các loại hạt bụi có kích thước nhỏ của bụi hô hấp. Kích thước càng nhỏ, con người hít phải sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng do bị kẹt lại ở cơ quan phổi, phế quản. Tích lũy lâu dài sẽ gây ra bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi, tương ứng: bụi phổi silic, bụi phổi bông, bệnh hen…
Giới hạn bụi là gì?
Giới hạn bụi là phạm vi, mức độ bụi nhất định không được phép vượt qua. Theo đó, nồng độ bụi ở trong khoảng cho phép sẽ đảm bảo an toàn và ngược lại. Để đưa ra được những con số tiêu chuẩn về giới hạn bụi, cần được tính toán và nghiên cứu rất kỹ lưỡng bởi các chuyên gia/ tổ chức có chuyên môn. Thông thường các giới hạn bụi này thường được đưa ra khi xây dựng và kiểm soát phòng sạch. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình tư vấn, thiết kế và triển khai phòng sạch.
Bên cạnh hàm lượng bụi trong không khí, phòng sạch cũng cần kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất. Giới hạn bụi cũng được quy định rất rõ trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-1:2011 (ISO 14644-1:1999) về phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan, tiêu chuẩn 209E
Giới hạn bụi theo tiêu chuẩn 209E
Tiêu chuẩn 209E đưa ra những chỉ số cụ thể về phòng sạch. Tiêu chuẩn này lần đầu được đưa ra vào năm 1963 và được gọi với cái tên là 209. Sau đó, bộ tiêu chuẩn với những quy định này liên tục được cải tiến và dần hoàn thiện qua các phiên bản: 209A vào năm 1966, 209B vào năm 1973… và phiên bản mới đây nhất 209E vào năm 1992.
Theo 209E, hàm lượng bụi lửng trong không khí được xác định theo đơn vị chuẩn (đơn vị thể tích của không khí là mét khối). Phân loại phòng sạch được xác định dựa trên thang loga của hàm lượng bụi có đường kính lớn hơn 0.5μm.
Phương pháp đo nồng độ bụi
Trước khi tìm hiểu về phương pháp đo nồng độ bụi, cần hiểu rõ về cách đo nồng độ bụi. Với mỗi loại bụi khác nhau lại có đơn vị đo nồng độ cụ thể được quy định. Thông thường, đơn vị đo nồng độ bụi hay được sử dụng là mg/m3 hoặc hạt/m3.
Có khá nhiều phương pháp đo nồng độ bụi khác nhau, tuy nhiên với phòng sạch, nồng độ bụi thường áp dụng theo tiêu chuẩn 209E, ISO 14644. Rõ nhất với tiêu chuẩn TCVN 88664-1:2011 đưa ra phương pháp chuẩn để thử nghiệm và quy trình xác định nồng độ các hạt trong không khí. Nguyên lý: sử dụng thiết bị tán xạ ánh sáng đếm hạt rời rạc để đo nồng độ bụi có kích thước bằng hoặc lớn hơn quy định tại các vị trí lấy mẫu. Thiết bị yêu cầu sử dụng trong quá trình đo là (DPC)- thiết bị tán xạ ánh sáng. Nó có thể ghi nhớ số lượng và kích thước của các hạt rời trong không khí và hiển thị số liệu ngay trên màn hình.
Để việc đo nồng độ bụi chính xác, cần kiểm tra phòng sạch và các khu vực sạch liên quan. Đảm bảo rằng các bộ phận, hệ thống đều được hoạt động bình thường. Dựa trên kết quả đo để đánh giá phòng sạch có đạt chất lượng hay không. Cụ thể: phòng sạch/ vùng sạch đảm bảo nồng độ trung bình hạt đo được tại mỗi vị trí và giới hạn độ tin cậy trên 95%, không vượt quá nồng độ các giới hạn đã xác định.
Trong điều kiện chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cùng với việc tốc độ đô thị hoá, hoạt động công nghiệp chóng mặt như hiện nay yếu tố sạch cần được đẩy lên hàng đầu. Bụi bẩn, ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến một loạt các loại bệnh về đường hô hấp, phổi… ở người. Sự xuất hiện các loại bệnh này là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tuổi thọ, giảm sút sức khoẻ. Trên thực tế, vấn đề này đã ở mức báo động, thức tỉnh mỗi chúng ta.
Giới hạn bụi đã được đưa vào trong xây dựng phòng sạch trong sản xuất công nghiệp và đời sống. Có thể kể đến như: phòng sạch sản xuất điện tử, phòng sạch sản xuất Dược phẩm – Mỹ phẩm – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phòng sạch sản xuất Thiết bị y tế, phòng mổ Bệnh viện, phòng Lab, phòng IVF… Hoặc trong các giải pháp lọc không khí cho gia đình, lọc không khí cho văn phòng, không gian công cộng…
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bụi, giới hạn bụi theo tiêu chuẩn 209E, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, triển khai phòng sạch, vui lòng liên hệ với INTECH để được tư vấn, hỗ trợ.
Đội ngũ tư vấn viên INTECH hỗ trợ 24/7, bằng năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho khách hàng giải pháp tối ưu nhất cùng sự hài lòng tuyệt đối!